Trang chủ / Cẩm nang sức khoẻ / Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng


Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng chi tiết, dễ hiểu nhất, giúp bạn hiểu và có cách sử dụng hiệu quả, an toàn hơn khi có nhu cầu.

Qua khảo sát sơ lược người dùng hiện nay trên thị trường, hầu như ít ai phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng được. Thậm chí, một số người còn quan niệm sai lầm rằng, cả 2 là 1 và dẫn đến cách sử dụng không hiệu quả, gây nhiều tác hại không mong muốn. Trong bài viết này, mời bạn cùng đi tìm hiểu và nhận diện chính xác về thuốc cũng như thực phẩm chức năng trong chăm sóc sức khỏe, điều trị bệnh nhé!

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng qua định nghĩa

Thực tế, về chuyên môn, người ta đã có thể phân biệt chỉ cần qua vài định nghĩa. Chẳng hạn như:
Thuốc là một loại chế phẩm có chứa nhiều dược chất cũng như dược liệu, tác dụng chính là nhằm mục đích phòng bệnh, chẩn đoán, chữa, điều trị bệnh cho người dùng. Sử dụng thuốc sẽ giúp bệnh tình thuyên giảm nhẹ hơn, điều chỉnh được chức năng sinh lý bên trong cơ thể.
Thông thường, thuốc bao gồm các loại như: Thuốc hóa dược, thuốc cổ truyền, thuốc dược liệu, thuốc vắc-xin và sinh phẩm.
Còn thực phẩm chức năng dùng để hỗ trợ cho chức năng của các bộ phận trên cơ thể người. Tác dụng chính của sản phẩm là dinh dưỡng, giúp tăng đề kháng và giảm bớt nguy cơ bị bệnh chứ không có tác dụng chữa bệnh.
Trên các bao bì sản phẩm của thực phẩm chức năng cũng được quy định, lưu ý rõ ràng rằng: “Đây chỉ là thực phẩm chức năng không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” để cân nhắc người dùng, tránh hiểu lầm không đáng có.

Mặc dù vậy, cả thuốc và thực phẩm chức năng trước khi được phép lưu hành trên thị trường đều cần phải đạt được những yêu cầu khắt khe về chất lượng. Vì hiện nay, một số thực phẩm chức năng có hình thức bào chế giống như thuốc nên dễ gây ra hiểu lầm, nhầm lẫn cho người sử dụng.

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng theo định nghĩa, tác dụng

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng theo định nghĩa, tác dụng

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng qua số đăng ký/số công bố ghi trên nhãn

Có đa dạng nhiều tiêu chí để giúp người dùng dễ dàng phân biệt. Và dưới đây là những tiêu chí cơ bản, phổ biến, dễ dàng nhất, bạn có thể tham khảo:

Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng theo định nghĩa khoa học

Hiện nay, tất cả các loại thuốc dù có hay không kê đơn đang lưu hành trên thị trường đều phải được Cục Quản lý Dược cấp phép và quản lý chặt chẽ. Trong khi đó, thực phẩm chức năng thì không như vậy, chỉ cần được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đến tay người tiêu dùng là được.

Bởi, các thực phẩm chức năng thực tế không được xem là thuốc nên không cần tuân theo các yêu cầu nghiêm ngặt về độ an toàn cũng như hiệu quả. Sử dụng thực phẩm chức năng chỉ giúp sức khỏe bạn được tăng cường thêm, bổ sung dinh dưỡng toàn diện cho cơ thể là chính.

Tuy vậy, nói như thế không có nghĩa là thực phẩm chức năng không cần tuân thủ về các quy định chất lượng. Sản phẩm này vẫn phải công bố hàm lượng chất dinh dưỡng rõ ràng cũng như khuyến cáo chi tiết về sức khỏe dựa trên các nghiên cứu khoa học đã được chứng minh hiệu quả.

Ngoài ra, dù được đánh giá là ít gây ra tác dụng phụ, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, không nguy hiểm như dùng thuốc. Thế nhưng, bạn vẫn phải cẩn trọng, không nên tự ý dùng quá mức quy định thực phẩm chức năng. Đặc biệt là chúng không trực tiếp điều trị dứt điểm được các vấn đề sức khỏe của bạn, nên không được thay thế thuốc điều trị.

Tóm lại, thực phẩm chức năng cũng phải trải qua thử nghiệm lâm sàng phức tạp cho nên cũng cực kỳ chất lượng cho người tiêu dùng.

Có nhiều cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng

Có nhiều cách phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng

Phân biệt thông qua cách đọc số đăng ký/ số công bố

Ngoài việc phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng qua định nghĩa, bạn còn có thể xem xét chính xác hơn bằng cách đọc số đăng ký/ số công bố ghi trên sản phẩm. Cụ thể:
Đối với thuốc, trên bao bì thường in số đăng ký được phép lưu hành do Bộ Y tế cấp, những ký hiệu giúp bạn dễ nhận biết bao gồm:
  • VD-…-yy: Ký hiệu loại thuốc được sản xuất trong nước
  • VN-…-yy/ VN2-…-yy/ VN3-…-yy: Ký hiệu loại thuốc được sản xuất ở nước ngoài, nhập khẩu vào thị trường Việt Nam
  • Ký hiệu V…-H12-yy: Là thuốc từ dược liệu sản xuất ở trong nước
  • VS-….-yy: Chỉ ký hiệu thuốc dùng ngoài được sản xuất trong nước
  • GC-…-yy: Ký hiệu chỉ thuốc sản xuất gia công
  • QLSP-…-yy: Ký hiệu dành cho một số sản phẩm thuốc sinh phẩm như thuốc có chứa lợi khuẩn, thuốc sinh học,…
  • QLĐB-…-yy: Ký hiệu các loại thuốc được quản lý đặc biệt trên thị trường
  • QLVX-…-yy: Ký hiệu dành cho các loại thuốc là vắc-xin.
Trong đó, ký hiệu yy trong số đăng ký thường thể hiện là năm cấp số đăng ký, ký hiệu “” là số đăng ký của thuốc và các chữ cái là viết tắt của nguồn gốc thuốc. Ví dụ như: Thuốc có số đăng ký: VD-17846-14 là thể hiện thuốc được sản xuất trong nước, số đăng ký 17846 và vào năm 2014.

Đối với thực phẩm chức năng, trên bao bì sản phẩm phải có dòng chữ: “Thực phẩm chức năng”, “Thực phẩm dinh dưỡng”, “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”, “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

Bên cạnh đó, số đăng ký được in trên bao bì thực phẩm chức năng (Functional food) cũng giúp việc phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng đơn giản hơn nhiều. Đó là số công bố tiêu chuẩn (SCBTC) theo đúng mẫu do Bộ Y tế hoặc Sở Y tế cấp phép. Theo đó:
  • Số công bố do Bộ Y tế cấp phép: Số được cấp/năm cấp/ YT-CNTC
  • Số công bố do Sở Y tế cấp phép: Số được cấp/năm cấp/ YT-Tỉnh thành cấp phép
  • Hoặc số xác nhận công bố như sau: Số xác nhận/năm cấp/ ATTP-XNCB.
Ví dụ: Thực phẩm chức năng có số xác nhận công bố là: 11973/2017/ATTP-XNCB.

Số xác nhận công bố trên bao bì của một sản phẩm

Số xác nhận công bố trên bao bì của một sản phẩm

Thuốc và thực phẩm chức năng khác nhau như thế nào?

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết và dễ hiểu nhất giúp bạn dễ dàng phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng, hãy cùng tham khảo ngay nhé!
Tiêu chí
Thuốc
Thực phẩm chức năng
Công dụng
Công dụng điều trị bệnh, phòng bệnh, chẩn đoán và làm giảm nhẹ tình trạng bệnh
Là thực phẩm bổ sung, bồi bổ, chăm sóc sức khỏe, không có tác dụng chữa bệnh
Nơi đăng ký cấp phép
Cục quản lý dược – Bộ Y tế
Cục quản lý dược – Bộ Y tế hoặc Cục an toàn thực phẩm – Bộ Y tế
Sai số về chất lượng
Không được vượt quá 5%
Lớn hơn hoặc bằng 25%
 Số đăng ký công bố
V-…-yyGC-…-yy
QLVX-…-yy
QLSP-…-yy
Số được cấp/năm cấp/ YT-CNTC hoặc YT-Tỉnh thành cấp phép hoặc số xác nhận/năm cấp/ ATTP-XNCB
Phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng thực tế là để người dùng có thể kiểm soát được quan điểm sai lầm của mình. Từ đó, bạn cũng có được cách sử dụng đúng đắn, hiệu quả, an toàn tuyệt đối.

Bạn cũng có thể phối hợp dùng cả 2 để bổ trợ cho nhau, vì thực phẩm chức năng còn có tác dụng làm giảm bớt các tác dụng phụ của thuốc điều trị bệnh. Kết hợp đúng chuẩn, hiệu quả điều trị bệnh của bạn sẽ cao hơn, sức khỏe phục hồi nhanh chóng và phòng ngừa được nhiều vấn đề sức khỏe về sau này.

Tuy nhiên, bạn cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi muốn dùng bất cứ sản phẩm nào với thuốc. Bởi, có thể một vài thành phần trong thực phẩm chức năng lẫn thuốc sẽ có xảy ra tương tác không mong muốn khi dùng chung.
2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau
2 sản phẩm hoàn toàn khác nhau

Lời kết

Như vậy, việc phân biệt thuốc và thực phẩm chức năng cũng khá dễ dàng và đơn giản. Hy vọng rằng, bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ thêm và có cái nhìn đúng đắn nhất về sản phẩm mà mình đang sử dụng nhé!
V LIVE INTERNATIONAL
  • Địa chỉ: Tầng 11 tòa nhà Agrex Tower, 58 Võ Văn Tần, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Hotline: 0839 69 88 69